Hình ảnh những chiếc xe ô tô bị chết máy đột ngột giữa đường và phải nhơ đến sự trợ giúp của đội cứu hộ đã không còn quá xa lạ. Vậy nguyên nhân của việc chết máy là gì? Có dấu hiệu nào để nhận biết và phòng tránh hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài dưới đây:
- Nhiên liệu bị tắc
Nhiên liệu mà chúng ta thường sử dụng thực chất có chứa rất nhiều cặn bẩn, do đó, sau một thời gian tích tụ thì sẽ khiên cho lọc nhiên liệu bị tắc, làm cho nhiên liệu không được bơm đủ để lên tới động cơ, vì thế mà khiến xe bị chết máy.
Khi lọc bị tắc, không những khiến xe chết máy mà còn có thể làm hỏng bơm nhiên liệu do phải làm việc quá tải. Do đó cần chú ý để kiểm tra và thay mới.
Dấu hiệu để nhận biết tắc nhiên liệu: Khi lọc bị bẩn, sẽ khiến cho xe chạy chậm và ì ạch hơn. Vì thế, ngay thi nhận thấy có những dấu hiệu này, thì nên thay thế lọc mới, hoặc khi xe chạy được khoảng từ 40.000-45.000km thì thay lọc mới, để xe hoạt động trơn tru hơn.
- Bơm nhiên liệu bị hỏng
Nguyên nhân khiến cho bơm nhiên liệu bị hỏng là do thói quen thường xuyên để cạn nhiên liệu của người dùng. Các dòng xe hiện nay đa phần đều được thiết kế bơm nhiên liệu nằm trong bình nhiên liệu, vì thế nó được bôi trơn và làm mát bằng chính lượng nhiên liệu trong bình.
Khi xe bị cạn hết nhiên liệu, bơm không được làm mát và bôi trơn vì thế mà bị chết hoặc hư hỏng.
Do thiết kế đặc biệt bơm trong bình, vì thế mà người điều khiển xe khó có thể nhận biết được bất cứ dấu hiệu nào. Để hạn chế lưu ý: không để xe cạn kiệt nhiên liệu, và thường xuyên đem xe đi bảo dưỡng định kỳ.
- Kim phun bị tắc
Như đã nói ở trên, nhiên liệu mà chúng ta đang sử dụng có rất nhiều cặn bẩn, trong quá trình phun nhiên liệu và buồng đốt, các cặn bẩn này ngoài bị giữ ở bộ lọc thì còn có thể đi vào bên trong gây tắc nghẽn đầu phun khiến cho xe bị chết máy.
Để hạn chế tình trạng trên, lưu ý nên thực hiện vệ sinh kim phun định kỳ để tránh gặp phải sự cố trên đường.
- Hệ thông làm mát của xe bị hư hỏng
Trong tất cả những nguyên nhân khiến cho xe bị chết máy, thì đây là một trong những nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất hiện nay.
Hệ thống làm mát của xe có thể gặp phải một số sự cố như thiếu nước làm mát, do bị rò rỉ, hoặc là hệ thống giải nhiệt không hoạt động do quạt làm mát bị hỏng. Những nguyên nhân này sẽ dấn tới tình trạng máy quá nóng và bị bó máy.
Nếu xe gặp phải sự cố này, thì chi phí để đại tu sửa chữa là rất lớn. Khi điều khiển xe, các bạn cần hết sức lưu ý xem có thấy kim nhiệt độ nhảy vọt một cách bất thường hay không, hay xe có xuất hiện những tiếng kêu lạ, chạy ì…
Nhận thấy các tình trạng trên thì nên dừng xe lại, mở nắp capo để kiểm tra, nếu thấy nước làm mát sôi thì cần cho máy chạy không tải và tắt máy lạnh.
- Nhớt trong động cơ bị cạn
Nguyên nhân này là do: người dùng thay phải loại nhớt thải tái sử dụng, hay loại nhớt kém chất lượng, dẫn tới việc nhớt bị cháy hoặc là đóng bùn trong động cơ. Một vài trường hợp có thể do sự rò rỉ.
Khi động cơ không đủ nhớt, sẽ không được bôi trơn và làm mát, dẫn tới việc bị bó và không thể làm việc, nghiêm trọng thì xảy ra tình trạng gãy tay biên khiến xe bị chết máy đột ngột.
Để tránh trường hợp này xảy rai, khi điều khiển xe cần chú ý tới đèn báo áp suất dầu động cơ được báo trên bảng taplo, và kiểm tra xe có dầu nhớt chảy ra tại vị trí đỗ xe hay không. Hãy thường xuyên mang xe đi kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế nhớt sau khoảng 5.000-7.000km.
- Hệ thống điện có vấn đề
Hệ thống điện trên xe đảm nhận cả vai trò đánh lửa, vì thế mà có sự liên quan trực tiếp tới các bộ phận như bugi, dây cao áp, mô bin, hệ thống cung cấp nguồn…
Trong trường hợp hệ thống đánh lửa bị hư hỏng do thời gian hoặc do xe đã từng bị ngập nước mà không được thay thế, thì các bộ phận kể trên cũng xe bị hư hỏng dẫn tới tình trạng xe chết máy.
Dấu hiệu để nhận biết hệ thống điện có vấn đề: hộp điều khiển trên xe không có tín hiệu, bơm nhiên liệu hoặc kim phun không hoạt động, hoặc đèn bão lỗi động cơ sáng.
Tốt nhất, nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng thay thế các bộ phận cần thiết cho xe, nhất là đối với những bộ phận tham gia và liên quan trực tiếp tới công việc đánh lửa kể trên.