fbpx

[HƯỚNG DẪN] 3 Cách xiết bu lông bánh xe đủ và CHÍNH XÁC lực

Lang thang trên nhiều diễn đàn, nhận thấy có nhiều anh em thắc mắc về các vấn đề như: lực xiết ốc bánh xe bao nhiêu là hợp lý? Cách tính lực siết bu lông mặt máy? hay Siết bulong bao nhiêu là vừa?

Vì thế mà bài hôm nay tôi xin có một vài chia sẻ tới anh em về những cách siết bulong bánh xe đảm bảo CHÍNH XÁC, đủ, không bị chờn đai ốc.

Một số chia sẻ của anh em trên otofun và tinhte.vn

Khi thiết kế chế tạo ô tô thì nhà sản xuất đã tính toán rất kỹ: vị trí nào cần liên kết bằng hàn, vị trí nào là dùng buloong siết rồi.

Sản xuất ở Việt Nam cũng như các nước khác, cùng một model sẽ ko có sự thay đổi ( nếu có thì chỉ một số điểm để phù hợp với điều kiện kỹ thuật thôi) chứ ko phải là lắp ráp ô tô ở Việt Nam thì sẽ dùng nhiều bulong hơn.

Khi sửa chữa ở Đại lý chính hãng thì chỉ công nhân đã được đào tạo (đạt yêu cầu) mới được tham gia. Và cũng chỉ chuyên từng bộ phận thôi như: máy, gầm, điện…

Với mỗi sản phẩm, nhà máy có tài liệu đào tạo rất cụ thể về Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa, thứ tự tháo lắp, lực siết bu lông tại mỗi vị trí ( nhất là các vị trí cần độ chính xác cao về lực siết) nên các bạn có thể yên tâm.

Với các gara ở ngoài thì phụ thuộc nhiều hơn vào kỹ thuật và tay nghề của tổ trưởng (vừa là người sửa chính vừa hướng dẫn các công nhân của mình.

Cùng tham khảo 3 Cách xiết bu lông Đủ và Chính Xác lực:

  1. Sử dụng cờ lê lực

Hiện nay, cờ lê lực là dụng cụ kiểm tra lực xiết bulong có độ chính xác cao nhất, thường được sử dụng trong các nhà máy sửa chữa và lắp ráp ô tô xe máy.

Tùy thuộc vào từng loại ốc, mà các bạn chọn loại cờ lê lực phù hợp. Dựa vào bảng lực bulong để tìm lực xiết thích hợp.

>> Xem giá dụng cụ xiết ốc và kiểm tra lực xiết tại: Cờ lê lực Kingtony Chính Hãng

Ưu điểm của cờ lê lực so với các loại cờ lê thông thường đó là có thể điều chỉnh lực, đến lực phù hợp sẽ có âm báo, tránh tình trạng vặn lực chưa tới, hoặc quá chặt làm hỏng, gây chờn ốc.

Trong quá trình làm việc, khi siết các bulông của bánh xe, các bác thợ thường có thói quen xiết theo chiều kim đồng hồ và thực hiện lần lượt từng bulông.

Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách này thì phần bánh xe ở bulông thứ nhất sẽ phải tiếp xúc với moay ơ trước khi các bulông khác được xiết.

Đây chính là nguyên nhân gây tiếp xúc không đều giữa các phần khác nhau của bánh xe, có thể làm bánh xe bị uốn cong, nứt.

Phương pháp giải quyết là thực hiện xiết bulong theo hình ngôi sao hoặc theo đường chéo.

>> Để tính lực xiết bulong các bác vui lòng xem chi tết cách tính, và bảng lực chuẩn tại: Cách tính lực siết bu lông theo TIÊU CHUẨN

 

  1. Sử dụng súng xiết ốc

Trong trường hợp không có cần xiết lực, các bạn có thể sử dụng súng vặn ốc bằng khí nén.

Cách này ưu điểm là nhanh, tuy nhiên nhược điểm là không thể kiểm tra lực, cũng như vặn lực chính xác theo yêu  cầu của nhà sản xuất.

 

  1. Sử dụng các dụng cụ có sẵn

Trong trường hợp bạn tự sửa chữa xe tại nhà, và xe không gặp phải những vấn đề quá nghiêm trọng, thì không nhất thiết phải sắm tay vặn chỉnh lực làm gì.

Bởi chi phí cho một chiếc cà lê lực, cũng tương đối lớn so với mục đích chỉ để xiết bulong của bánh xe.

Thay vào đó, các bạn có thể sử dụng bộ dụng cụ sửa chữa ô tô đa năng như: chữ thập, tay T…, hoặc một bộ tuýp tiêu chuẩn, bộ cờ lê, với các kích cỡ cần thiết là đủ.

Để xiết lực phù hợp, các bạn phải dựa vào cảm nhận của đôi bàn tay, và xiết bulong theo thứ tự như trên, cho đến khi cảm thấy chắc tay và không vặn được nữa

>> Tham khảo giá của bộ dụng cụ sửa chữa ô tô TẠI ĐÂY

Một vài lưu ý trong quá trình siết bu lông bánh xe:

– Dù siết ốc bằng gì cũng phải lắp bánh ổn định bằng lực vừa phải (theo hình ngôi sao cho cả 5 ốc bulon ) rồi hạ bánh xuống mới siết chặt..

– Khi xiết ốc, tuyệt đối không đừng lên dụng cụ xiết ốc với mục đích là xiết chặt các bulong vì đối với dòng xe hơi thì lực không cần quá lớn như các dòng xe tải.

– Sau vài tháng, nên kiểm tra bulong của bánh xe đằng sau xem có con ốc (bulong) nào bị hỏng không